Những vấn đề trong nhiệm kỳ thứ 2 Hugo_Chávez

Ngày 7 tháng 1/2009, Ngân hàng Trung ương Venezuela cho biết tỷ lệ lạm phát đã tăng 25,1% trong năm 2009. Đây là tỷ lệ lạm phát cao nhất tại khu vực châu Mỹ. Tuy nhiên mức lạm phát này vẫn không bằng mức lạm phát 30,9% của năm 2008. Mức lạm phát của Venezuela cao hơn rất nhiều 1 nước cũng thường hay bị lạm phát rất cao là Argentina. Trong khi cùng bị khủng hoảng kinh tế như Venezuela nhưng tỷ lệ lạm phát của Argentina chỉ từ 7-15% năm 2009.

Người tiêu dùng Venezuela cho việc đi chợ mua sắm ngày càng khó khăn. Theo họ thì "Có rất ít hàng hóa giảm giá, và điều này là không đủ. Dù ngân sách của bạn có bao nhiêu tiền thì mọi việc mua sắm vẫn khó khăn. Tôi không biết làm thế nào mà những người nghèo có thể có đủ lương thực và cũng không biết họ sẽ làm thế nào."[49]

Hugo Chavez đêm ngày 8/1 đã tuyên bố phá giá đồng Bolivar của Venezuela khiến tỷ giá của đồng nội tệ giảm còn một nửa so với USD. Trước đây, Hugo Chavez vẫn liên tục phủ nhận chuyện Chính phủ của ông có thể phá giá đồng tiền. Tuy nhiên kinh tế Venezuela đã giảm 2,9% trong năm 2009 gây ra những áp lực về tài chính buộc ông phải đi tới quyết định phá giá đồng tiền.

Các chương trình trợ cấp của Chavez như duy trì giá xăng ở mức dưới 0,1 USD/gallon (tương đương hơn 500 VND/lít), đang làm các nguồn tài nguyên của Venezuela dần cạn kiệt trong khi các doanh nghiệp tư nhân không dám tăng mức đầu tư do lo ngại về những vụ quốc hữu hóa và sung công thường hay xảy ra bất ngờ thời Chavez khiến nền kinh tế càng thêm khó khăn giữa lúc tốc độ tăng trưởng trì trệ mà tỷ lệ lạm phát lại cao.[50]

Hugo Chávez (2008)

Năm 2010, tỉ lệ lạm phát lên mức đỉnh điểm 27%, nằm trong số những nước có tỉ lệ lạm phát cao nhất thế giới, mặc dù Chính phủ Venezuela nỗ lực trợ giá các mặt hàng lương thực và xăng dầu. Hãng tin AAP dẫn nguồn thống kê của chính phủ cho biết lạm phát ở Venezuela năm 2011 sẽ tăng 28-30%. Trong những tháng đầu năm 2011, giá một phần bánh ngô đã tăng gấp đôi, từ 3,5 lên đến 7,5 bolivar (71.000 đồng).[51]

Người dân đã tổ chức những cuộc phản đối mạnh mẽ hơn. Cùng với nguyên nhân thiếu hụt điện nước, những người phản đối cũng nói đến tình trạng mất kiểm soát đối với tội phạm khiến cho Venezuela đang có tỷ lệ tội phạm cao nhất thế giới. Người biểu tình án ngữ trong sân vận động khi diễn ra một trận đấu bóng chày để kêu gọi ông Chavez từ chức. Người biểu tình đã giương cao khẩu hiệu đậm chất thể thao: "Chavez, ông đã bị loại!" [52]

Bất chấp những chỉ trích trên, ông Chavez đã tiếp tục vượt qua cuộc bầu cử Tổng thống năm 2012 để đắc cử nhiệm kỳ thứ 3 liên tiếp và sẽ nắm quyền tới năm 2019. Kết quả chính thức cho thấy ông Chavez, được 54,42% số phiếu bầu, vẫn còn được sự tín nhiệm của tầng lớp lao động và người nghèo ở Venezuela, bất chấp sức khỏe của ông vẫn đang trong quá trình hồi phục từ bệnh ung thư. Tổng thống Chavez đã đổ hàng tỉ USD doanh thu từ dầu mỏ vào các chương trình chống đói nghèo ở Venezuela. Ông cũng khéo léo tận dụng khả năng hùng biện để tạo dựng một tình cảm chặt chẽ với quần chúng. Đây chính là những lý do giúp Chavez tiếp tục cương vị lãnh đạo đất nước sau kỳ bầu cử khó khăn.

Chiến thắng của Hugo Chavez đã dập tắt cơ hội tốt nhất trong 14 năm qua của phe đối lập nhằm giành quyền lãnh đạo đất nước có trữ lượng dầu thô lớn nhất Nam Mỹ. Ông Hugo Chavez đã củng cố thêm vai trò là một trong những nhà lãnh đạo lâu dài và nổi bật nhất trong lịch sử hiện đại của châu Mỹ Latin.[53]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hugo_Chávez http://www.nzz.ch/aktuell/international/caudillo-d... http://www.christianitytoday.com/ct/2005/141/53.0.... http://www.foreignaffairs.com/articles/61703/micha... http://latino.foxnews.com/latino/news/2015/05/12/t... http://books.google.com/?id=2m9-gYOs9K4C&printsec=... http://books.google.com/?id=3VdvqMtpLzAC&dq=Venezu... http://books.google.com/?id=3cU5ELUxXAEC&dq=Revolu... http://books.google.com/?id=H6naAAAAMAAJ&q=the+rea... http://books.google.com/?id=QtQnAAAAYAAJ&q=changin... http://books.google.com/?id=Rt7tAAAAMAAJ&q=the+bat...